10 tips cơ bản khi làm bài test Listening IELTS

📍1. ĐẢM BẢO BẠN VIẾT ĐÚNG CÂU TRẢ LỜI CỦA MÌNH
Câu trả lời của bạn sẽ bị đánh dấu là sai nếu bạn viết sai bất kỳ từ nào, ngay cả khi câu trả lời đúng. Ví dụ, nếu câu trả lời đúng là từ “building” nhưng bạn ghi là “bilding” thì bạn sẽ không được tính điểm câu này.
📍2. SỬ DỤNG CÁC TỪ HOẶC CÁC SỐ CHÍNH XÁC TRONG BÀI NGHE
Câu trả lời đúng sẽ luôn giống hệt như câu trả lời trong đoạn ghi âm. Sẽ không có paraphrasing hay viết lại khác (như bài reading)
Ví dụ, nếu bạn muốn chia động từ lại câu trả lời thì nhiều lúc câu trả lời của bạn sẽ bị sai đó.
📍3. KIỂM TRA GIỚI HẠN TỪ / SỐ ĐƯỢC CHO TRONG CÂU HỎI
Nếu bạn dùng vượt quá giới hạn từ được cho trong câu hỏi thì câu trả lời của bạn sẽ bị đánh dấu là sai. Nếu câu hỏi cho sử dụng một từ trong câu trả lời thì hãy sử dụng một từ mà thôi.
Lưu ý: các từ có dấu gạch nối được tính là một từ
Vd: từ “old-fashioned man” được tính là 2 từ.
📍4. GIỚI HẠN TỪ CÓ NGHĨA LÀ BẠN DÙNG KHÔNG VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN ĐÓ
Nếu giới hạn cho trước là 3 từ, bạn có thể sử dụng 1, 2 hoặc 3 từ.
📍5. CÂU TRẢ LỜI CÓ THỂ ĐƯỢC VIẾT LẠI DẠNG KHÁC CỦA PHẦN CÂU HỎI
Đừng mong đợi rằng đoạn ghi âm bạn đang nghe sẽ sử dụng các cụm từ và cách diễn đạt giống như văn bản trên câu hỏi. Ý nghĩa sẽ giống nhau thôi, tuy nhiên, những từ còn thiếu mà bạn cần điền vào phần trả lời sẽ giống hệt như những từ được ghi trong đoạn ghi âm.
📍6. CÁC CÂU TRẢ LỜI LUÔN THEO THỨ TỰ CỦA PHẦN GHI ÂM (TRANSCRIPT)
Mặc dù vậy, hãy cẩn thận, vì mặc dù các câu hỏi có cùng thứ tự với đoạn ghi âm nhưng đối với câu hỏi dạng “multiple choice” (nhiều lựa chọn) thì các tùy chọn trả lời không nhất thiết phải theo cùng một thứ tự.
📍7. SỬ DỤNG CÁC TỪ HƯỚNG DẪN TRONG BÀI NGHE
Sẽ có một số từ hoặc tiêu đề nhất định trong câu hỏi có thể đóng vai trò là chỉ dẫn cho vị trí của bạn trong đoạn ghi âm. Điều này giúp bạn không bị “lạc” khi nghe. Nếu bạn thấy mình bị lạc, hãy lắng nghe tiếp theo từ hướng dẫn này hoặc các từ để xác định vị trí đang nghe trong bản ghi âm.
📍8. BỎ QUA NẾU BẠN KHÔNG BIẾT CÂU TRẢ LỜI
Đừng dành thời gian suy nghĩ hoặc tìm kiếm nếu bạn thấy mình bỏ lỡ một câu trả lời hoặc bạn bị lạc. Nếu bạn không làm được 1 câu, bạn có thể bỏ lỡ nhiều câu trả lời hơn. Cứ để trống câu trả lời và bắt đầu tìm kiếm ngay tiếp theo từ hướng dẫn và vị trí của bạn trong đoạn ghi âm.
📍9. Ở CUỐI BÀI KIỂM TRA, HÃY TRỞ LẠI ĐỂ ĐOÁN BẤT KỲ CÂU HỎI NÀO BẠN CÒN SÓT CHƯA TRẢ LỜI
Nếu bạn không biết câu trả lời nào thì vào cuối bài thi cứ mạnh dạn đoán câu trả lời nhé. Bạn sẽ không bị mất điểm cho một câu trả lời sai mà thậm chí bạn có thể sẽ đoán đúng (hên xui).
📍10. CỐ GẮNG ĐOÁN CÁC TỪ CÒN THIẾU TỪ CÁC TỪ CÓ SẴN TRONG CÂU HỎI
Văn bản xung quanh câu trả lời bị thiếu có thể cung cấp cho bạn manh mối về loại câu trả lời bạn đang tìm kiếm. Ví dụ, một mạo từ (a, an hoặc the) trước khoảng trống của câu hỏi sẽ cho bạn biết từ còn thiếu là danh từ. Chủ đề của buổi nói chuyện sẽ cho bạn ý tưởng về danh từ đó có thể là gì. Từ đó bạn có thêm nhiều dữ kiện để đoán chính xác hơn.

Bài viết liên quan

PHƯƠNG PHÁP LÀM WRITING IELTS HIỆU QUẢ
PHƯƠNG PHÁP LÀM WRITING IELTS HIỆU QUẢ
3 CUỐN SÁCH LUYỆN THI IELTS NHẤT ĐỊNH PHẢI CÓ
3 CUỐN SÁCH LUYỆN THI IELTS NHẤT ĐỊNH PHẢI CÓ
Paragraph Headings “Quá Dễ” trong IELTS Reading
Paragraph Headings “Quá Dễ” trong IELTS Reading
1 Phút chuẩn bị trước khi thi IELTS Speaking Part 2 thì làm gì?
1 Phút chuẩn bị trước khi thi IELTS Speaking Part 2 thì làm gì?