Top 5 sai lầm khi luyện Listening khiến điểm không cao

1.Luyện Listening nhưng lại phát âm sai

Khi bạn học từ vựng, ngoài việc hiểu nghĩa và hiểu cách dùng, bạn cần phải biết cách phát âm chính xác từ đó. Nếu như bạn phát âm sai mà không biết mình sai và không sửa, khi nghe thấy từ đó trong bài, bạn có thể sẽ không nhận ra được là từ gì. Điều này thường dẫn đến tâm thế hoang mang và bạn sẽ không thể tập trung nghe nốt phần còn lại.

Vì vậy, một trong những cách để luyện Listening đó chính là học cách phát âm chuẩn. Mỗi khi học từ, bạn nên viết phiên âm tiếng anh của từng từ ra, sau đó nghe cách đọc mẫu của từ điển. Các bạn nên nghe cả 2 cách phát âm Anh-Mỹ và Anh-Anh vì một số từ sẽ có điểm khác biệt giữa các cách đọc.
Vậy chỉ cần biết cách phát âm đúng từ là có thể nghe được từ? Câu trả lời là không, bởi còn một nhân tố quan trọng nữa mà ta cần phải đề cập tới đó là trọng âm (stress). Như các bạn đã biết, khi đọc các từ tiếng anh có 2 âm tiết hoặc hơn, ta phải nhấn mạnh một âm tiết và đọc các âm tiết còn lại nhẹ đi.
Trọng âm là một con dao hai lưỡi. Nếu như bạn biết cách nhấn trọng âm đúng thì khi nghe, mặc dù có thể bạn không nghe được rõ từng âm tiết của từ nhưng bạn vẫn có thể biết được từ đó là gì vì trọng âm của từ gợi nhớ cho bạn từ này. Ngược lại,nếu bạn nhấn trọng âm sai thì khi nghe, bạn sẽ cảm thấy từ đó rất lạ và bạn không hiểu họ đang nói gì. Tệ hơn cả, một số từ trong tiếng anh có 2 cách nhấn trọng âm khác nhau và nghĩa của mỗi cách lại khác nhau.
Ví dụ từ “present”. Nếu như bạn nhấn trọng âm vào âm đầu tiên /ˈpreznt/ thì nó là danh từ mang nghĩa là “hiện tại” hoặc “quà tặng”. Mặt khác, nếu như bạn nhấn trọng âm vào âm thứ hai /prɪˈzent/, nó là động từ mang nghĩa “giới thiệu, thuyết trình. trình bày”.
Ngoài trọng tâm của từ, ta còn có trọng âm của cả cụm từ và trọng âm của cả câu (sentence stress), vì trong thực tế người bản xứ không phát âm rõ từng từ cũng như từng âm trong câu. Việc xác định được trọng âm sẽ giúp bạn nghe tốt hơn và có thể phát hiện những thông tin quan trọng dễ dàng hơn.

Trong văn nói tiếng anh, người bản xứ còn có các cách nối âm (linking), giản lược âm (reduction) hoặc nuốt âm (elision).Ví dụ, từ “hold” và “up” phiên âm lần lượt là /həʊld/ và /ʌp/; nhưng khi ta đọc liền cụm động từ “hold up” thì phát âm là /həʊld dʌp/. Hay cụm “want to” thì thường được phát âm là “wanna” trong văn nói. Mặc dù các hiện tượng phát âm này giúp câu văn nói nghe trôi chảy và tự nhiên hơn, nó lại gây rắc rối không nhỏ đối với người nào đang học tiếng Anh như một ngoại ngữ mới.
Vì vậy, các bạn cần luyện Listening thường xuyên và nghe nhiều các cuộc hội thoại, độc thoại để cải thiện kỹ năng nghe của mình nhé!

Đôi khi, lý do bạn luyện Listening mà không thể hiểu gì là do vốn từ cũng như vốn ngữ pháp của bản thân đang còn hạn chế. Ngoài các cấu trúc và từ vựng cơ bản, ta cần phải trau dồi thêm một lượng ngữ pháp nhất định, bao phủ nhiều cấu trúc cũng như chủ đề nhất định.

Tất nhiên, việc học từ vựng không phải ngày một ngày hai mà phải trải qua một quá trình bền bỉ. Việc bạn nên làm đó chính là học một cách có chọn lọc các chủ điểm từ vựng thường xuất hiện trong bài thi listening. Sau đó, bạn nên tạo cho mình một thói quen ghi chép lại những từ mới và ôn lại vào mỗi tuần. Khi gặp cái cấu trúc ngữ pháp mới, ngoài việc ghi chép nó lại thì bạn nên thêm ví dụ và cố gắng đưa nó vào trong bài nói cũng như bài viết của mình.
Mỗi người một cách học khác nhau, từ những nguồn khác nhau như youtube, bài tập, hay phim ảnh và những tình huống giao tiếp ngoài đời thực. Chỉ bằng cách cố gắng luyện tập hàng ngày thì bạn mới có thể tìm ra được phương pháp học từ vựng và ngữ phù hợp với bản thân.

Một trở ngại khiến cho bạn gặp khó khăn khi luyện Listening đó là sự mất tập trung. Có nhiều lý do dẫn tới điều này. Có thể bạn hay bị xao nhãng bởi âm thanh từ bên ngoài. Có thể bạn lại quá tập trung vào từng từ một, để rồi bạn lại bỏ lỡ một số từ quan trọng trong câu và không hiểu hết nghĩa. Lúc này bạn sẽ bị rối và hậu quả là bạn không thể tập trung được nữa.

Để tránh xảy ra những trường hợp trên, bạn cần rèn luyện và nâng cao sự tập trung bằng cách luyện nghe hàng ngày. Ngoài ra, khi nghe bạn không nên cố gắng hiểu tất cả các từ xuất hiện trong câu mà nên hiểu ý chung và ngữ cảnh của cả câu. Việc này giúp bạn có thể tập trung được lâu hơn và không bị “mệt” khi nghe.
Một tâm thế thoải mái khi làm bài nghe cũng sẽ giúp bạn tăng độ tập trung của mình. Nhiều bạn khi nghe, vì quá lo lắng về bài làm cũng như lo rằng mình mà mất tập trung thì sẽ bỏ lỡ thông tin, mà cuối cùng lại không để ý tới thông tin đang được nhắc tới. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng nếu như bạn bị bỏ lỡ một câu, hãy giữ bình tĩnh và tiếp tục nghe những câu còn lại. Nếu như bạn cứ cố suy nghĩ xem nó là gì, bạn sẽ bị mắc kẹt lại ở câu đó và coi như là hỏng cả bài vì không thể tập trung được.

Nếu như bạn không gặp phải bất kỳ trở ngại nào được nhắc tới ở bên trên mà bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc luyện Listening, thì có lẽ phương pháp nghe của bạn đang có một chút vấn đề. Cụ thể hơn, có thể bạn đang nghe một cách bị động (cần phân biệt là khác với nghe thụ động nhé)

Nghe một cách bị động là khi bạn nghe mà không có phản ứng gì, không có suy nghĩ gì về nó. Khi nghe bị động để làm bài, bạn chỉ chờ cho đến khi bài nghe nhắc tới những keywords hay key information để điền vào chỗ trống mà không cần hiểu bài đang nói tới vấn đề gì.


Có thể cách nghe này phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình học tiếng anh, khi mà bạn còn đang làm quen với cách phát âm và ngữ điệu của tiếng anh, các bài nghe không quá khó và các thông tin thường được lấy y nguyên như trong đoạn hội thoại. Tuy nhiên, khi mà bạn càng học sâu hơn, kỹ năng nghe cũng sẽ đòi hỏi cao hơn. Lúc này, thông tin mà bài yêu cầu không còn nằm sẵn và giống y nguyên những gì trong đoạn hội thoại mà bài sẽ bắt các bạn phải tự suy ra được đáp án từ những dữ kiện đã cho. Nếu bạn chỉ sử dụng nghe bị động không thôi thì chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.


Do đó, ta cần phải chuyển sang một phương pháp nghe khác, đó là nghe chủ động (hay active listening). Active listening không chỉ đòi hỏi bạn nghe được mà bạn còn phải hiểu được thông tin. Một cách để luyện Listening chủ động đó chính là tập tóm tắt lại thông tin sau mỗi lần nghe bằng ngôn ngữ riêng của mình. Điều này buộc bạn phải tập trung cao độ và gợi nhớ lại những gì mình đã nghe được, qua đó giúp bạn nhớ và hiểu sâu hơn về bài.


Việc nghe chủ động cũng sẽ giúp bạn phát triển tư duy logic khi làm bài nghe. Ví dụ như bạn có thể vì sơ suất mà không nghe được một câu hỏi. Tuy nhiên, vì bạn hiểu ý của cả bài nên bạn có thể đoán được rằng đáp án này có thể là gì và có cơ hội trả lời đúng câu hỏi, hơn là việc bỏ trống nó.

 

Tài liệu luyện tập nghe phù hợp với trình độ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả việc luyện nghe tiếng Anh của bạn. Chúng ta không nên “cầm đèn chạy trước ô tô” và chọn những bài nghe quá khó, quá phức tạp và vượt quá khả năng. Điều này vừa không giúp ích trong việc luyện tập, vừa khiến chúng ta cảm thấy hoang mang và lo sợ kỹ năng nghe. Ngược lại, nếu chúng ta chỉ nghe những bài dễ, ta sẽ có những đánh giá không chuẩn xác về trình độ của bản thân, khiến cho quá trình học cũng như cải thiện điểm số bị chững lại.

 

Vì vậy, người học cần chọn cho mình nguồn nghe đa dạng và phù hợp, không nên chọn tài liệu quá khó hoặc quá dễ. Ta có thể làm một bài kiểm tra trình độ của mình thông qua internet dưới dạng IELTS, TOEFL hay TOEIC để tìm ra được ngưỡng điểm hiện tại của mình và dựa vào đó để tìm nguồn nghe. Chúng ta nên luyện Listening với nhiều dạng bài, nhiều chất giọng khác nhau để nếu chúng ta có đi thi thì cũng sẽ không bị bỡ ngỡ với bất kì kiểu bài hay giọng đọc nào.

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về phần thi IELTS Speaking
Những điều cần biết về phần thi IELTS Speaking
3 CUỐN SÁCH LUYỆN THI IELTS NHẤT ĐỊNH PHẢI CÓ
3 CUỐN SÁCH LUYỆN THI IELTS NHẤT ĐỊNH PHẢI CÓ
Paragraph Headings “Quá Dễ” trong IELTS Reading
Paragraph Headings “Quá Dễ” trong IELTS Reading
1 Phút chuẩn bị trước khi thi IELTS Speaking Part 2 thì làm gì?
1 Phút chuẩn bị trước khi thi IELTS Speaking Part 2 thì làm gì?